Lần đầu tiên đọc cuốn sách Tư duy tỷ phú của Brad Sugars, tôi đã bị choáng váng, bởi tư duy không giống lẽ thường tình, giống như 99% những người xung quanh tôi, cũng chẳng giống trên các báo chí mà tôi đọc.
Hãy nghe 1 đoạn nhé: “ Hầu hết mọi người đều mắc phải một sai lầm, đó là cố gắng xây dựng tài sản trước khi có thu nhập thụ động. Họ nghĩ nên đầu tư vào bất động sản trước khi phát triển thu nhập thụ động. Họ nghĩ mình có thể giàu có rồi tự hỏi tại sao mình vấp ngã.
Phương tiện duy nhất bạn có thể sử dụng để có thu nhập thụ động là đầu tư vào kinh doanh và bạn không làm điều đó bằng cách điều hành doanh nghiệp, mà bằng cách bán doanh nghiệp.
Tài sản là thứ phải có cả tăng trưởng vốn đầu tư và thu nhập. Nếu không có cả hai thứ này, đó không phải là tài sản.
Đừng mua bất động sản đầu tiên nếu bạn muốn trở nên giàu có. Hãy xây dựng thu nhập thụ động trước. Nếu không, bạn có thể trở thành một người giàu tài sản nhưng nghèo tiền mặt.
Vượt xa sự giàu có là nhiều tiền. Nhiều tiền nghĩa là bạn có nhiều tài sản giấy.”
Không biết đầu tư đúng lộ trình, khiến nhiều người giàu tài sản, nghèo tiền mặt. Và họ có nhiều “tài sản bất động” nhưng nghèo tiền mặt, nên không thể có cuộc sống thịnh vượng.
Lộ trình đầu tư thịnh vượng của Brad có 3 bước
Bước 1 Đầu tư và xây dựng doanh nghiệp trở thành tài sản sinh lời (thông qua việc xây dựng doanh nghiệp thương mại, sinh lời, vận hành hiệu quả mà không cần có chủ doanh nghiệp ở đó), có dòng tiền dồi dào.
Bước 2 đầu tư cơ sở tài sản vật chất vững chắc (bất động sản…
Bước 3 đầu tư, mua, bán tài sản giấy (cổ phiếu, hợp đồng, giấy phép, tiền bản quyền…)
3 bước đơn giản, giúp lộ trình thịnh vượng rõ ràng hơn rất nhiều. Giúp nhiều người tiết kiệm thời gian loay hoay.
7 quy tắc mua lại một doanh nghiệp
Quy tắc 1: Sống sót
Bạn đến một doanh nghiệp và tự hỏi sao lại có thể tồi tệ như vậy? Dịch vụ thiếu chuyên nghiệp, bẩn thỉu, nhân viên thờ ơ với khách hàng. Nhưng mặc dù vậy, họ vẫn có vẻ đang bận rộn và kiếm ra tiền.
Lý thuyết này đơn giản như thế này: “nếu họ thậm chí không làm được những việc như những công ty bình thường, mà vẫn có lãi thì khi chúng ta mua lại công ty, bổ sung những công việc bình thường thì doanh thu của nó sẽ rất phát triển.”
Đôi khi, theo một cách nào đó, kể cả với dịch vụ yếu, kỹ năng kém cỏi hay tất cả mọi thứ đều tồi tệ, một doanh nghiệp vẫn làm ra đủ tiền để sống qua ngày. Điều đó có thể chỉ đơn giản là công ty có một vị trí kinh doanh tốt mà từ đó tạo ta lượng bán đủ để duy trì công ty.
Quy tắc 2: đầu tư vào dòng tiền, không phải tài sản
Kinh doanh mới tạo ra dòng tiền, còn bất động sản là tài sản. Vì vậy, khi mua lại một doanh nghiệp, chúng ta mua lại một hệ thống tạo ra dòng tiền liên tục, không phải một công ty sở hữu nhiều tài sản khó chuyển thành dòng tiền.
Không nên trói dòng tiền vốn lưu động của mình vào những tài sản cố định phải mất công nhiều khi phải quan tâm đến khấu hao, bảo dưỡng sửa chữa máy móc, thiết bị. Kinh doanh cần có lợi nhuận trên vốn đầu tư, với lợi nhuận từ dòng tiền, chứ không chỉ là sự tăng trưởng về giá trị vốn. Bạn cần phải liên tục thu hồi được lợi nhuận trên vốn đầu tư, như vậy mới đáng với mức đầu tư.
Thông thường, quy tắc này sẽ giới hạn với mô hình kinh doanh dịch vụ, bán buôn, bán lẻ hơn là vào các công ty sản xuất. Không phải là bạn không thể làm ra tiền từ công việc sản xuất, mà bạn sẽ dễ dàng tăng doanh số, dòng tiền nhanh hơn cùng với mô hình kinh doanh dịch vụ, bán buôn và bán lẻ. Nguyên tắc nằm lòng là, kinh doanh chính là dòng tiền, tài sản chỉ là tài sản mà thôi.
Bạn không nên là ông chủ cho thuê nhà của chính mình. Vì chi phí tài sản này không được ghi vào chi phí khấu hao. Vì vậy không được lợi thuế như đi thuê nhà.
Quy tắc 3: Kỹ năng thấp, sản phẩm hoặc dịch vụ chính yếu
Đây là một trong những quy đơn giản nhất để làm theo. Hãy đầu tư vào các doanh nghiệp không yêu cầu khắt khe về kỹ năng và trình độ.
Thay vì đầu tư vào doanh nghiệp trình độ cao như về kiến trúc, luật sư, tư vấn, cần nhiều kinh nghiệm và trình độ cao, trả công cao hơn mức trung bình xã hội. Những ngành như SPA, nhà hàng thì dễ dàng tìm kiếm, tuyển dụng, dễ đào tạo nhân viên, không tốn quá nhiều chi phí và tương đối dễ để giữ chân họ. Chạy một quảng cáo tuyển dụng có hàng trăm đơn ứng tuyển để lựa chọn.
Những ngành kỹ năng thấp chỉ cần vài ngày để đào tạo nhân viên mới cách vận hành hệ thống hơn là dành cả một tháng để đào tạo các kỹ năng khó, yêu cầu trong môi trường đòi hỏi kỹ năng cao.
Ngoài ra, hãy để ý “những sản phẩm hoặc dịch vụ thiết yếu”. Đừng đầu tư vào bất cứ thứ gì mới, còn đang nghiên cứu, không biết khách hàng có muốn mua hay không. Hãy bán những thứ khách hàng đang muốn mua.
Đọc đến quy tắc này, nhiều Firm Coach Ower mới vỡ ra, hóa ra mình đầu tư vào Firm Coach với toàn cầu thủ ngôi sao thật là sai lầm (hi hi). Rào cản lớn nhất là nguồn nhân lực trình độ cao, cả năm mới tuyển được vài Coach. Mức độ rèn luyện, sự kiên trì, học tập rèn luyện lâu lâu mới thành công.
Quy tắc 4: Chiến lược bán hàng và marketing dở tệ
Hãy mua một doanh nghiệp đang làm rất tệ một mặt nào đó. Tệ đến mức nào? Bởi vì chỉ cần cố gắng tốt hơn một chút, kết quả của DN sẽ thay đổi.
Đặc biệt là những doanh nghiệp chưa bao giờ đo lường kết quả công việc từ marketing. Tất nhiên, bạn sẽ phải kiểm tra và đánh giá lại tất cả khi mua lại doanh nghiệp đó,nhưng bạn cần chắc chắn họ không biết điều gì mang hiệu quả và điều gì không.
Đặc biệt các doanh nghiệp có danh sách khách hàng cũ nhưng lại không bao giờ dùng đến nó. Nếu may mắn, họ có thể đã cập nhật danh sách đó vào một cơ sở dữ liệu cho bạn, nhưng kể cả khi họ chỉ có các tấm danh thiếp hay những đơn đặt hàng cũ,
Đọc thêm Chiến lược dòng tiền , cuốn sách mà những người Coach chúng tôi đi đầu tư sẽ dùng các chiến lược trong cuốn để xây doanh nghiệp, trong công thức BUY BUILD SELL
Quy tắc 5: Hãy tìm một người điều hành giỏi
Có rất nhiều người khởi nghiệp kinh doanh với vai trò là chuyên gia. Bởi thứ nhất, họ theo sát nó từ đầu và thứ hai, họ làm việc như một người nhân viên thay vì như một chủ sở hữu. Tất nhiên, điều này sẽ làm lãng phí thời gian của họ gấp đôi so với việc làm theo những gì mà tôi gợi ý ở đây.
Một trong những cách tốt nhất để tôi ra quyết định mua lại doanh nghiệp đó tìm gặp đúng người sẽ điều hành doanh nghiệp hộ mình. Khi tìm được đúng người để điều hành doanh nghiệp. Thì khi bạn gặp một nhà chuyên môn giỏi: một đầu bếp 5* hay một chuyên gia pha chế bar tuyệt vời khiến bạn quyết định mua lại quán bar hay nhà hàng đó.
Tôi cần nhấn mạnh với bạn rằng đây là quy tắc quan trọng nhất trong bảy quy tắc. Bởi vì một doanh nghiệp tốt có thể bị phá hủy bởi một kẻ điều hành tồi tệ. Vậy, một người điều hành tốt trông như thế nào?
Có năm điều mà bạn cần tìm kiếm ở một người điều hành giỏi:
Thứ nhất. Họ chịu trách nhiệm cho mọi công việc diễn ra trong doanh nghiệp. Trên thực tế, những người điều hành đó làm việc như thể họ là người sở hữu doanh nghiệp. Bạn thậm chí có khi sẽ còn muốn chia cho họ 10-20% cổ phần doanh nghiệp nếu họ đạt được những chỉ tiêu tăng trưởng nhất định từ một đến hai năm.
Thứ hai. Họ đã từng sở hữu một doanh nghiệp và/hoặc đã bán nó để có một khoản lợi nhuận nhỏ, hoặc đã đóng cửa doanh nghiệp đó và quyết định đi làm thuê cho một ai đó khác.
Thứ ba . Họ là những người luôn hành động. Nói cách khác, người điều hành giỏi sẽ thích bắt tay vào làm việc hơn là chỉ ngồi và nghĩ ra các ý tưởng. Đó là công việc của bạn. Bạn luôn muốn tìm một ai đó thực hiện các công việc, dẫn dắt nhóm của bạn, trong khi bạn đang chơi golf.
Thứ tư . Họ có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn đang làm. Bởi vì điều tôi đã nói với bạn rằng tôi không nghĩ bạn nên mua một doanh nghiệp mà ở đó bạn biết rõ mình sẽ làm gì, điều đó không có nghĩa là bạn không nên thuê một ai đó hiểu rõ công việc của chính họ.
Thứ năm . Họ là những người trung thực. Tôi biết điều này trông có vẻ đơn giản, nhưng số lượng chủ doanh nghiệp mà tôi từng gặp đã mất trắng tiền chỉ vì không kiểm tra kỹ càng điều này. Hãy nhớ rằng, bạn cần một người cầm cương giỏi trước, rồi mới cần tìm một con ngựa đua tốt sau
Quy tắc 6: Triển vọng phát triển cao
Nói một cách đơn giản, nếu không thể tiến bộ hơn, bạn sẽ không thể kiếm được nhiều tiền.
Hãy tìm doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng. Hoặc doanh nghiệp có thể đang lỗ khi bạn mua nó. Không phải là một món lỗ lớn hàng tuần, mà là khoản lỗ nhỏ. Hiển nhiên rằng, khoản lỗ nhỏ này có thể dễ dàng thuyết phục người bán bán lại cho bạn mà không thêm khoản tiền nào.
Nếu mua một một doanh nghiệp có thể khiến bạn chịu lỗ, bạn nên biết chính xác điều cần làm để biến nó thành một doanh nghiệp sinh lời trong vòng một tháng đầu tiên.
Vậy, quy luật nằm lòng ở đây là: Hãy mua một doanh nghiệp có vẻ đang hoạt động ở mức 25% công suất và bán lại nó trên thị trường khi bạn thấy nó đạt được khoảng 75% công suất. Phương pháp này giúp bạn tạo đủ chỗ cho sự tăng trưởng để người kế tiếp có thể nhìn thấy sẵn khả năng sinh lời nhưng vẫn có thể kiếm thêm nhiều hơn nữa.
Vì vậy, tăng trưởng về công suất từ 25% lên 75% mang lại 300% tăng trưởng (25% × 3 = 75%) trong doanh thu.
Một điều cuối cùng là: Một doanh nghiệp đang không ổn định có nghĩa là bạn có thể mua nó mà không mất tiền và bán nó với giá cao chỉ vài tuần sau đó với hàng ngàn đô-la tiền lợi nhuận. Vì vậy, hãy nhớ tìm kiếm các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao.
Quy tắc 7: Thương vụ tuyệt vời
Đây có thể là quy tắc rõ ràng nhất, nhưng do yếu tố cảm xúc, quy tắc này hiếm khi được tuân thủ. Bạn đã bao giờ đi tới buổi đấu giá bất động sản và thấy mọi người bị cuốn theo sự phấn khích và ham muốn chiến thắng cho bằng được chưa?
Hãy đặt một mức giá mà bạn có thể chi trả trước khi bạn bắt đầu thương vụ. Trên thực tế, trước khi bắt đầu bất kì thương vụ nào, bạn nên có một mức giá chắc chắn trong đầu. Và dù bất cứ điều gì xảy ra, không bao giờ trả nhiều hơn mức giá đó.
Hãy nhớ rằng, bạn đang đầu tư, vậy thì chỉ đồng ý thỏa thuận và mua công ty khi họ đáp ứng được các quy tắc và điều khoản của bạn.
7 Nguyên tắc này được trích ra từ cuốn Tư duy tỷ phú của Brad Sugars đã được Coach dịch ra tiếng Việt. Hãy sớm sở hữu tư duy này nhé.
P/s Tôi rất hứng thú với MUA, XÂY, BÁN doanh nghiệp. Vậy nếu doanh nghiệp của bạn có 7 tiêu chí ở trên, và muốn bán hoặc muốn xây để bán giá cao thì nhắn tin cho tôi nhé, rất hân hạnh được đồng hành cùng lộ trình phát triển của doanh nghiệp.
~ Coach Vivian Thu Ngô Nhà Huấn Luyện Doanh Nghiệp tại ActionCOACH Doanh Chủ Firm.