Nội dung
Bạn có thể dễ dàng thấy việc “sùng bái” sự thất bại đã lớn lên trong giới doanh nhân. Những người thành công khoe khoang về những thất bại trong quá khứ của họ và nói về chúng như một niềm tự hào. Trong khi tại thời điểm đó, nó thật sự khủng khiếp.
Thất bại là một bước đệm không thể tránh khỏi trên con đường thành công. Nếu bạn đặt mục tiêu là thành công, bạn sẽ phải chấp nhận điều này. Cách tốt nhất để làm điều đó là coi thất bại như một công cụ để học tập. Điều đó sẽ giúp bạn chấp nhận và thậm chí coi nó là món quà.
Dưới đây là ba công cụ để tận dụng những thất bại của chính mình để chúng đẩy bạn lên những tầm cao hơn nữa.
VƯỢT QUA THẤT BẠI: Tha thứ cho chính mình
Nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng thất bại sẽ thật sự đáng sợ hơn rất nhiều khi bạn đánh mất bản thân mình trước chúng. Mọi việc đã rất tồi tệ khi bạn không đạt được kỳ vọng; thậm chí còn tệ hơn khi tiếng nói chỉ trích bên trong bạn cứ lặp đi lặp lại!
Bí quyết là bạn nên chuẩn bị sẵn một câu an ủi để sử dụng mỗi khi những suy nghĩ tiêu cực trong đầu bắt đầu bùng phát. Luôn đề phòng cho những âm thanh tiêu cực ngay cả khi bạn ở trong trạng thái tích cực. Một số ví dụ như: “Đây chỉ là việc lùi về sau lấy đà cho những bước tiến xa hơn” hoặc “không có ai là hoàn hảo”…
Nếu bạn không chắc phải nói gì, bạn có thể nghĩ về những gì bạn đã nói với một người trong quá khứ khi họ gặp thất bại. Hoặc bạn có thể nhắc nhở bản thân về những gì ai đó đã nói với bạn trong quá khứ mà bạn cảm thấy được an ủi.
Viết những cụm từ đó ra giấy để chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm bạn cần.
Tập trung vào việc học
Sau bước đầu, có lẽ bạn đã đủ bình tĩnh để có thể phân tích tình hình một cách tích cực hơn. Điều gì đúng và điều gì sai? Bạn sẽ thay đổi hành động nào để thất bại không lặp lại? Làm thế nào bạn có thể sử dụng thất bại này để xây dựng kho kỹ năng của mình?
Một doanh nhân lần đầu đang cố gắng xây dựng kỹ năng nói trước đám đông của mình. Cô ấy đồng ý phát biểu tại một hội nghị lớn, và thật không may, mọi chuyện diễn ra rất tệ. Cô ấy đã rất bối rối khi không thể hoàn thành các slide của mình, và cô ấy đã lo lắng đến mức giọng nói của cô ấy run rẩy.
Sau khi trấn tĩnh bản thân và kể lại trải nghiệm đau đớn với một người cố vấn hỗ trợ, cô thấy mình có thể lấy lại được gì từ nó. Đối với các bài thuyết trình trong tương lai, cô ấy nhận ra rằng mình sẽ phải chuẩn bị nhiều hơn nữa, bao gồm cả việc diễn tập với khán giả trực tiếp để cô ấy cũng có thể kiểm tra các trang trình bày của mình. Một lợi ích phụ của kinh nghiệm này là cô ấy bắt đầu chuẩn bị nhiều hơn cho tất cả mọi thứ; mọi việc cũng bắt đầu diễn ra tốt hơn nhiều.
Nếu bạn không chiến thắng, thì hãy tập trung vào việc học. Bằng cách đó bạn có thể giành chiến thắng trong lần tiếp theo.
TẬN DỤNG ĐÒN BẨY: Hãy thử thử lại
Kết cục tồi tệ nhất của thất bại là nó khiến bạn ngừng cố gắng. Thay vào việc bạn bị ám ảnh và run sợ trước những khó khăn thì hãy rèn luyện bản thân để thử lại.
Bạn cũng có thể thực hiện từng bước nhỏ hoặc có thể thảo luận kỹ hơn về cách tiếp cận của mình và trao đổi với một số người bạn tin tưởng. Một trong những lợi ích của thất bại là nó khiến bạn suy nghĩ thấu đáo hơn; nhưng đừng để điều đó biến thành suy nghĩ thái quá hoặc ngại rủi ro.
Một nhà lãnh đạo đã tạo ra một quy tắc cho chính mình: khi anh ta gặp phải một thất bại; anh ta sẽ đảm bảo rằng sẽ thử lại nó với một cách tiếp cận mới trong vòng 30 ngày. Điều đó đảm bảo rằng anh ấy sẽ luôn tiến về phía trước và không bị vướng vào cảm giác tồi tệ về những điều không như ý.
Khi bạn chấp nhận thất bại là điều không thể tránh khỏi và sử dụng nó để giúp bạn học hỏi và tiến lên phía trước; bạn chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn trên con đường quanh co của cuộc đời cá nhân và nghiệp của mình.