Bài học kinh doanh từ chim đại bàng: Sự kiên trì và quyết tâm

Nội dung

Với đôi mắt to, sắc sảo và sải cánh lớn vươn rộng trên bầu trời, chim đại bàng được gọi là “chúa tể bầu trời“. Vì những đặc tính đặc biệt này, chim đại bàng đã trở thành biểu tượng của các nhà lãnh đạo tầm nhìn chiến lược, tư duy nhạy bén và dũng cảm đối mặt với thử thách. Thông qua các “nguyên tắc sống” của loài chim này, chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học kinh doanh đáng chú ý.

1. Cô đơn để thống lĩnh

Nguyên tắc sống đầu tiên của chim đại bàng là sự đơn độc trong việc thống lĩnh bầu trời. Nó luôn bay ở độ cao mà không loài nào có thể xâm phạm cản bước. Điều đặc biệt này giúp cho loài chim đại bàng rèn luyện và tăng cường sức mạnh cho đôi cánh và cái đầu “lạnh” luôn tỉnh táo trong những tình huống khó khăn.

Trong kinh doanh, điều tương tự cũng áp dụng: để thành công và vươn xa, bạn cần phải tạo ra sự khác biệt cho mình bằng cách chọn cho mình một lối đi riêng. Đôi khi, bạn có thể cảm thấy cô đơn và gặp khó khăn trên con đường riêng của mình, nhưng đó là giá trị bạn phải trả để đạt được thành công. Hãy là như chim đại bàng, bay cao trên bầu trời của riêng mình và tạo ra một cách kinh doanh khác biệt để không bị lẫn vào những điều đã tồn tại trên thị trường. Theo lời của Hugh MacLeod, “giá trị để trở thành con sói là sự cô đơn, nhưng giá trị để trở thành con cừu là sự nhàm chán”.

2. Sẵn sàng đối mặt mọi “giông bão”

Không phải tình cờ mà đại bàng được biết đến là “chúa tể của bầu trời”. Đại bàng có những đặc điểm và tính cách khác biệt so với các loài chim khác. Trong khi các loài chim khác thường tìm nơi trú ẩn khi gặp bão, đại bàng lại rất vui vẻ. Bão là cơ hội cho chúng “đạp” lên đám mây và nhờ gió đưa chúng lên cao hơn. Đối với đại bàng, mưa bão không phải là điều đáng sợ mà là “thước đo” để chúng trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Bão không thể vùi dập cuộc đời của đại bàng, mà chỉ giúp chúng rèn luyện thêm ý chí và bản lĩnh.

Bài học kinh doanh rút ra từ nguyên tắc này là rằng, không có doanh nghiệp nào thành công và có tiếng tăm trên thị trường mà không trải qua những khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, thành công không đến với những người nản lòng và bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Chỉ khi chúng ta đối mặt với khó khăn và vấp ngã, chúng ta mới học được cách đứng dậy. Hãy học tập từ loài chim đại bàng, không ngại khó khăn và thử thách, để sau mỗi cơn bão chúng ta trưởng thành và thành công hơn.

3. Đói đến mấy cũng không được ăn “xác thối”

Nguyên tắc thứ ba là đại bàng không bao giờ ăn thịt chết và chỉ săn mồi tươi mới, khác với loài kền kền lười biếng chỉ ăn xác thối. Đối với “chúa tể bầu trời”, thức ăn phải đảm bảo chất lượng để đáp ứng bản năng thống lĩnh và không trở thành “kẻ dọn rác” cho loài khác. 

Trong kinh doanh, chúng ta cũng nên loại bỏ những thứ đã cũ và lỗi thời, và luôn đổi mới bản thân để tạo nên sự sáng tạo và tư duy mới. Cuộc sống luôn biến động và thay đổi, và doanh nghiệp không nên tập trung vào những thị trường đã chết hoặc có dấu hiệu sắp chết, bởi đầu tư vào đó sẽ không mang lại kết quả và chỉ khiến công ty hao hụt doanh thu và giảm sút không ngừng.

4. Không trao niềm tin bừa bãi

Một câu chuyện về cách đại bàng cái trao niềm tin cho bạn tình của mình khá thú vị được kể lại như sau: Đại bàng cái đợi hàng giờ đồng hồ để thử thách bạn tình của mình “nhặt cành cây” trước khi đồng ý giao phối.

“Trước khi cho phép con đực giao phối, đại bàng cái sẽ quắp một nhành cây rồi bay ở nhiều độ cao khác nhau, thả nhành cây xuống để con đực lao theo và nhặt lại nhành cây đó. Quá trình thử thách cứ diễn đi diễn lại cho đến khi con cái tin rằng, đây là “một nửa” của mình thì việc giao phối mới diễn ra.”

Qua câu chuyện trên, ta có thể thấy, đại bàng không hề dễ dàng trao niềm tin cho bất cứ kẻ nào nếu như đối phương chưa qua được thử thách. “Tin có chọn lọc” là tôn chỉ sống của loài đại bàng.

Trong đời sống cá nhân hay trong công việc kinh doanh, việc tạo niềm tin và đặt niềm tin đúng chỗ giúp chúng ta thuận lợi làm ăn và dễ dàng thành công. Doanh nghiệp có càng nhiều đối tác thì càng chứng tỏ doanh nghiệp đó làm ăn uy tín. Hãy như loài đại bàng, trước khi đặt niềm tin vào đối tác cộng sự hãy chủ động phân tích các số liệu, chứng thực thật kỹ lưỡng.

5. Quyết đoán chớp thời cơ vàng

Đại bàng “ăn có chọn lọc”, “tin có chọn lọc” và tự cho mình “cơ hội có chọn lọc”. Người ta vẫn thường cho rằng “cơ hội đến thì phải chớp lấy ngay, nếu không cơ hội sẽ vụt mất’ mà không hay biết rằng “cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra” cơ hội này mất đi sẽ có những cơ hội khác tốt hơn.

Đại bàng được mệnh danh là “loài chim săn mồi quyết đoán”, để săn được con mồi ưng ý là cả quá trình đại bàng phải quan sát và chờ đợi thời cơ đến. Chúng tuy nhanh nhẹn và đầy uy lực nhưng chưa bao giờ chúng vội vàng và hành động thiếu suy nghĩ.

Khi chúng biết chắc được rằng, phần thắng thuộc về mình chúng mới ra đòn quyết định cho con mồi. Thời gian đợi chờ thời cơ tuy có lâu nhưng chúng không hề bị mất sức và luôn đạt được mục tiêu cuối cùng. Có lẽ, gió bão và sự cô đơn của kẻ “chúa tể bầu trời” đã tôi luyện nên ‘cái đầu lạnh” cho đại bàng trước khi đưa ra những quyết định mà nhìn trước được nó sẽ thành công mười mươi.

Trong công việc kinh doanh, không phải cứ có cơ hội đến là ta phải chớp lấy ngay lập tức. Chúng ta thường quên rằng có “điều kiện cần” mà không có “điều kiện đủ” thì thành công sẽ bị khuyết mất một nửa. Không phải cứ có cơ hội là chúng ta “nhào đến” ăn tươi nuốt sống” mà xem xét và phán đoán liệu đó có phải là cơ hội chín muồi chưa, khả năng thành công cho cơ hội này là bao nhiêu phần trăm? Mặc dù thành công thường đến với những người biết nắm bắt thời cơ nhưng đừng quên rằng, cơ hội đến từ chính bản thân chúng ta.

Từ những nguyên tắc sống của loài chim “chúa tể bầu trời” ta có thể hiểu được vì sao nó lại là biểu tượng cho tầm nhìn xa, lòng can đảm và sự thành công. 5 nguyên tắc chim đại bàng trên chính là những bài học kinh doanh thành công đáng để học hỏi.

 

 

Chia sẻ

Đăng ký để nhận

Quà tặng
01 giờ huấn luyện
cùng các chuyên gia

Shopping cart

0
image/svg+xml

No products in the cart.

Continue Shopping