CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG DOANH NGHIỆP NHỎ

Nội dung

Mọi doanh nghiệp dù có kinh doanh phát triển tốt đến mấy, tại một thời điểm nhất định, họ đều cần phải mở rộng quy mô. Bất kể doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực nào, việc quyết định mở rộng kinh doanh không phải lúc nào cũng dễ dàng. Việc phát triển một doanh nghiệp nhỏ trong nền kinh tế ngày nay đòi hỏi phải vượt qua sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. 

Đặc biệt là sau sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 lên nền kinh tế, vấn đề này càng trở thành một mối quan tâm đặc biệt hơn. Khó khăn là thế, tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng bở mọi tổ chức quy mô lớn đều bắt đầu từ những quy mô nhỏ. Là một lãnh đạo, bạn có thể đảm bảo một tương lai tươi sáng cho doanh nghiệp của mình bằng các kế hoạch, phương pháp cụ thể để tiếp cận mục tiêu phát triển và mở rộng doanh nghiệp. 

Dưới đây, ActionCOACH sẽ chia sẻ 5 chiến lược phát triển và mở rộng doanh nghiệp nhỏ sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu trong năm 2022.

Cải thiện hình ảnh và tạo nhận diện thương hiệu – Bước 1 trong chiến lược phát triển và mở rộng

Đây là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong sự phát triển triển của doanh nghiệp, một yếu tố có sức ảnh hưởng đáng kể đến số lượng khách hàng tìm đến doanh nghiệp. Bất kể sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tốt đến đâu, việc được lưu lại trong tiềm thức của khách hàng đều rất khó khăn trừ khi doanh nghiệp có một bộ nhận diện thương hiệu đáng nhớ.

Khách hàng bị thu hút rất nhiều bởi các giá trị tinh thần và câu chuyện của một thương hiệu khi họ tương tác với sản phẩm. Bạn buộc phải tạo ra một tính cách thương hiệu hấp dẫn và phù hợp với đặc trưng của doanh nghiệp để tạo ra một hiệu ứng ấn tượng mạnh mẽ ngay từ điểm chạm đầu tiên. Bên cạnh đó, việc quảng bá hình ảnh và lan rộng độ phủ thương hiệu của doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Do đó, điều quan trọng là phải đưa các giá trị thương hiệu của bạn vào mọi sản phẩm, dịch vụ và xây dựng các phương pháp tiếp thị quanh chúng. 

Quần áo đồng phục cho các buổi sự kiện cũng là một hình thức hiệu quả để quảng bá doanh nghiệp của bạn. Khi nhân viên của bạn kết nối với khách hàng cũng là lúc họ đang âm thầm quảng cáo thương hiệu, điều này sẽ nâng cao độ nhận thức cho doanh nghiệp – một yếu tố quan trọng trong hành trình mở rộng và phát triển.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng – Bước 2 trong chiến lược phát triển và mở rộng

Sẽ thật khó để mở rộng các hoạt động kinh doanh mà không cho khách hàng thấy được sự tận tâm và tử tế từ doanh nghiệp của bạn, bất kể phương pháp tiếp thị của bạn có hiệu quả đến đâu hay bạn đã bỏ bao nhiêu tiền vào đó. Khách hàng có xu hướng ủng hộ đối thủ cạnh tranh của bạn và sẽ không quay trở lại sau một trải nghiệm xấu về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Kết quả là bạn sẽ dần mất đi những khách hàng tiềm năng, doanh thu và lợi nhuận cũng từ đó mà đi xuống.

Việc có được ý kiến và phản hồi của khách hàng là yếu tố then chốt để cải thiện trải nghiệm của họ. Bạn có thể sử dụng các công cụ như email, bài đăng trên social media… để thu thập chúng. Mặt khác, sau khi nhận được thông tin, việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng là một phương pháp hiệu quả để khai thác thêm thông tin từ họ. Xây dựng một chương trình khách hàng thân thiết là một trong những cách để thúc đẩy sự hài lòng của khách hàng. Ví dụ: tặng điểm cho khách hàng khi mua hàng, khiến họ cảm thấy được trân trọng đồng thời mở rộng các điều kiện của họ với doanh nghiệp của bạn.

Dịch vụ trực tuyến Bước 3 trong chiến lược phát triển và mở rộng

Thị trường trực tuyến là nơi lý tưởng cho các doanh nghiệp nhỏ phát triển vì nó cung cấp một sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Không giống như thị trường thông thường, thị trường trực tuyến cho phép các doanh nghiệp kết nối với hàng tỷ khách hàng trên khắp thế giới chỉ trong vài giây. Để giúp doanh nghiệp của bạn phát triển, mở rộng nhanh hơn, tất cả những gì bạn cần làm là thiết lập một trang thương mại điện tử. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo rằng trang web của bạn phải mượt mà, thiết kế thu hút và dễ dàng sử dụng đối với khách hàng.

Ngoài ra, thực hiện các chiến thuật tối ưu hóa công cụ tìm kiếm như SEO để tăng cường độ phủ của doanh nghiệp trên internet là một ý tưởng hay.

Các nền tảng truyền thông xã hội đã trở nên phổ biến và có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp của bạn phát triển bằng cách mở rộng phạm vi tiếp cận và củng cố mối quan hệ với khách hàng. Tương tự, bạn có thể sử dụng dịch vụ quảng cáo để thu hút khách hàng đến với sản phẩm và dịch vụ của mình, điều này sẽ làm tăng lợi nhuận của bạn.

Hiểu khách hàng của bạn là ai – Bước 4 trong chiến lược phát triển và mở rộng

Một doanh nghiệp nhỏ chỉ cần một lượng khách hàng trung thành, ổn định để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận hàng tháng. Tuy nhiên, sẽ không thể mãi làm như vậy nếu muốn phát triển và mở rộng doanh nghiệp của mình. Và để giải quyết vấn đề này, việc thấu hiểu khách hàng là điều vô cùng cần thiết.

Thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng là rất quan trọng để hiểu được nhân khẩu khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp bạn. Với mục đích này, bạn có thể thực hiện bằng các mở cuộc thăm dò trên các nền tảng mạng xã hội, qua email, website… Sau khi đã có dữ liệu, hãy chia tệp khách hàng của bạn thành các nhóm khác nhau và thiết lập hồ sơ riêng cho họ. 

Phân tích đối thủ cạnh tranh – Bước 5 trong chiến lược phát triển và mở rộng

Tính cạnh tranh là một trong những thách thức quan trọng nhất và không thể tránh mà hầu hết các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt khi họ bắt đầu hành trình mở rộng và phát triển, đặc biệt là trong thời đại kinh tế hiện nay. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn tìm ra được chìa khóa giúp doanh nghiệp vượt xa các đối thủ và đạt được lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, trong quá trình này bạn sẽ phát hiện ra những sai sót của chính mình và đối thủ, giúp cải thiện việc phát triển chiến lược và sản phẩm.

Trước tiên, bạn cần phải xác định đối thủ của mình bằng cách đánh giá thị trường mục tiêu để thực hiện nghiên cứu cạnh tranh thành công. Ví dụ: Bạn có thể bắt đầu thu thập thông tin về các đối thủ của mình bằng cách đọc các bài đánh giá trực tuyến và truy cập các trang web hoặc hồ sơ trên mạng xã hội của họ sau khi bạn đã biết chung về họ là ai. Bạn cũng có thể gửi email đến các doanh nghiệp đối thủ của mình, vì nhiều trong số họ sẵn sàng cung cấp thông tin. 

Không cần phải bàn cãi, việc thành lập, phát triển và mở rộng doanh nghiệp có thể vô cùng khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ chưa có nền tảng. Mặc dù bạn sẽ không thể đạt đến đỉnh cao trong một sớm một chiều, nhưng bằng việc áp dụng các chiến lược phù hợp, bạn có thể đảm bảo sự phát triển ổn định cho doanh nghiệp của mình. Vì vậy, khi xác định đường hướng phát triển và mở rộng, hãy đảm bảo bạn tuân thủ các chiến lược nêu trên để thật nổi bật trên thị trường. 

Hy vọng rằng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc, hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo!

 

=>>> Xem thêm

3 Quy tắc xây dựng giá trị, khi xây dựng mô hình kinh doanh

TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP : TẠI SAO – KHI NÀO & CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

9-Box-Grid | Công cụ phân tích tiềm năng & kế hoạch phát triển nhân sự doanh nghiệp

Chia sẻ

Đăng ký để nhận

Quà tặng
01 giờ huấn luyện
cùng các chuyên gia

Shopping cart

0
image/svg+xml

No products in the cart.

Continue Shopping