MỤC TIÊU KINH DOANH? TẦM QUAN TRỌNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Nội dung

Trong bối cảnh chúng ta đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn như hiện nay do tàn dư của đại dịch toàn cầu. Hầu hết các doanh nghiệp đều rơi vào trạng thái vô phương hướng do không đặt mục tiêu kinh doanh cụ thể. Đây là một chìa khoá không thể thiếu để mở cánh cửa thành công cho doanh nghiệp. 

Đừng bao giờ tiếc thời gian cho việc cùng ngồi lại để đặt ra mục tiêu; việc vạch ra những mục tiêu đơn lẻ  sẽ giúp đội nhóm của thể nhanh chóng đạt được các mục tiêu lớn.

Hãy cùng ActionCOACH khám phá định nghĩ của Mục tiêu kinh doanh và cách sử dụng nó một cách hợp lý qua bài viết dưới đây!

MỤC TIÊU KINH DOANH LÀ GÌ?

Mục tiêu kinh doanh là những hạng mục, thành tích mà doanh nghiệp mong muốn và dự đoán sẽ đạt được sau một mốc thời gian nhất định. Bạn hoàn toàn có thể đặt mặt cho toàn doanh nghiệp nói chung và bộ phận, cá nhân nói riêng. Các mục tiêu nhỏ thường tập trung hướng đến mục tiêu lớn của doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu trong kinh doanh

  • Chia nhỏ các hạng mục công việc giúp dễ dàng theo dõi, đo lường

  • Giúp tất cả cá nhân/bộ phận của doanh nghiệp cùng hướng về một đích đến chung

  • Giúp nhân sự hiểu biết rõ về cách thức ra quyết định và đạt được mục tiêu của công ty

CÁCH ĐẶT MỤC TIÊU KINH DOANH NGẮN HẠN

Mục tiêu kinh doanh ngắn lại là những mục tiêu được doanh nghiệp đặt ra và muốn hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn (vài tuần hoặc vài tháng).

Bạn có thể tham khảo các bước đặt mục tiêu ngắn hạn dưới đây:

1. Xác định mục tiêu kinh doanh ngắn lại trong một khoảng thời gian nhất định

Việc đầu tiên bạn cần làm là tìm ra mục tiêu dài hạn bạn muốn đạt được trước. Vì mục đích cuối cùng của những mục tiêu ngắn hạn không gì khác chính là mục tiêu dài hạn.

2. Chia nhỏ mục tiêu ngắn hạn thành các mục tiêu có thể thực hiện được

Tiếp theo, bạn nên chia nhỏ chúng thành các mục tiêu có thể dễ dàng  thực hiện được. Mỗi mục tiêu sẽ đại diện cho từng bước mà doanh nghiệp sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu.

3. Đảm bảo tính đo lường cho các mục tiêu nhỏ

Tất cả các mục tiêu bạn đặt ra đều cần phải đo lường được. Đo lường là một hoạt động thiết yếu của doanh nghiệp áp dụng với mọi phòng ban. Nếu không đo lường thì việc đặt ra mục tiêu gần như vô nghĩa.

4. Giao việc và trách nhiệm cho từng cá nhân cụ thể

Khi bạn giao cho cá nhân các mục tiêu ngắn hạn; họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm với mục tiêu này hơn.

5. Đo lường đều đặn, thường xuyên

Thường xuyên đo lường tiến độ công việc của các mục tiêu ngắn hạn để đảm bảo tất cả mọi người đang đi đúng hướng và chuẩn tiến độ chung.

CÁCH ĐẶT MỤC TIÊU KINH DOANH DÀI HẠN

1. Xác định các mục tiêu doanh nghiệp hướng đến trong 10 năm tới

Để có thể đặt ra các mục tiêu kinh doanh dài hạn, bạn cần phải xác định những điều doanh nghiệp muốn đạt được trong vài năm tới. Hãy vạch ra càng nhiều càng tốt, càng chi tiết bạn càng dễ dàng xác định chúng.

2. Ưu tiên hướng đến các mục tiêu kinh doanh dài hạn

Tuy thật khó để có thể tập trung vào mọi mục tiêu cùng một lúc. Do đó, cần tập trung hoàn thành các mục tiêu đến sát hạn và dồn toàn lực vào nó trước khi chuyển sang mục tiêu khác.

3. Chia mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu ngắn hạn

Tương tự giống bước chia nhỏ các mục tiêu ngắn hạn, bạn cần phải chia nhỏ cả những mục tiêu kinh doanh dài hạn. Điều này giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn đáng kể.

4. Theo dõi, đo lường các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp một cách thường xuyên

Một yếu tố then chốt quyết định thành bại của mục tiêu dài hạn là việc kiểm soát, đo lường nó một cách thường xuyên. Do các mục tiêu dài hạn phải mất một khoảng thời gian dài để đạt được nên đôi khi chúng ta sẽ lãng quên và vô tình đi lạc hướng. Theo dõi tiến độ đạt được đối với từng mục tiêu có thể đảm bảo bạn đang đi đúng hướng để đạt được những mục tiêu này và cho phép bạn thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào khi cần thiết.

Chia sẻ

Đăng ký để nhận

Quà tặng
01 giờ huấn luyện
cùng các chuyên gia

Shopping cart

0
image/svg+xml

No products in the cart.

Continue Shopping