11 bài học về lãnh đạo từ Napoléon

Nội dung

Napoléon, một trong những nhân vật lỗi lạc nhất trong lịch sử Pháp và thế giới, được vinh danh bởi nhiều biệt danh quen thuộc như “bạo chúa toàn cầu”, “nhà cách mạng”, “chính trị gia tàn nhẫn”, và đặc biệt là “nhà lãnh đạo”. Tuy nhiên, điều thực sự đáng chú ý là các kỹ năng lãnh đạo và nguyên tắc mà ông áp dụng trong cuộc đời có thể được áp dụng vào kinh doanh và thương trường. Dưới đây là 11 bài học về lãnh đạo từ vị đại đế Napoléon mà các doanh nhân nên tham khảo.

Bài học về lãnh đạo số 1: Đặt mục tiêu cao

Tham vọng là yếu tố quan trọng để đạt được thành công. Khi có tham vọng lớn, bạn sẽ đạt được thành công lớn và ngược lại. Đừng bao giờ hài lòng với những thứ chỉ đủ để “qua mặt”, hãy luôn tìm cách để đạt được những thành tựu tốt hơn. Hãy tránh trở thành người “tạm ổn” khi bạn có thể trở thành người “tốt nhất”. Mục tiêu lớn chỉ có thể đạt được khi bạn nuôi dưỡng tham vọng đủ lớn và nỗ lực hết mình để đạt được nó. Nếu muốn thành công, đừng nỗ lực nửa vời, hãy cố gắng hết sức để bay cao.

Bài học về lãnh đạo số 2: Luôn ở nơi cần đến bạn và dẫn dắt mọi người ở đó

Bài học thứ hai này tương đồng với câu nói “Thời thế sinh anh hùng”. Napoléon đã có trong tay rất nhiều tướng sĩ tài ba, có kỹ năng và tài năng vượt trội. Tuy nhiên, họ không thể đạt được những thành tựu vĩ đại nếu không có sự dẫn dắt của ông để trọng dụng tài năng của họ.

Napoléon đã quan tâm và chú ý đến những người làm việc cùng ông, từ đó, ông có thể lãnh đạo họ tốt hơn. Ông đã chỉ đường chỉ lối và điều khiển cả những tướng sĩ giỏi nhất theo chiến lược và chiến thuật của mình.

Hơn nữa, ông cũng là một người rất giỏi trong việc truyền cảm hứng và động viên đội ngũ. Chiến tranh là thời điểm khó khăn và đau buồn nhất đối với các chiến sĩ, nhưng chỉ với vài bài phát biểu, ông đã có thể đánh thức tinh thần chiến đấu của họ.

Bài học về lãnh đạo số 3: Hãy là người đầu tiên 

Napoléon luôn coi trọng việc tiếp xúc trực tiếp với binh lính của mình và thường tham gia vào những công việc nhỏ nhặt trong quân đội. Dù đang giữ vị trí cao nhất, ông không ngại bắt tay vào các công việc cùng với binh lính của mình. Nhờ vậy, ông luôn có thể bao quát tình hình quân đội và nắm rõ những thay đổi diễn ra tại chiến khu của mình. Ông cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến các chiến sĩ bị thương và có thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc cho họ. Hành động này giúp ông có được sự ủng hộ và tôn trọng từ binh lính của mình, đồng thời giúp củng cố lòng trung thành và tinh thần đoàn kết trong quân đội.

Bài học về lãnh đạo số 4: Nói điều bạn nghĩ và thực hiện những gì bạn nói

Để thành công trong việc quản lý đội nhóm, người lãnh đạo cần xây dựng niềm tin giữa các thành viên và giữa lãnh đạo và các thành viên. Tuy nhiên, chỉ nói mà không làm được coi là hành động nói suông. Lãnh đạo hiệu quả là người không chỉ nói mà còn làm được những gì họ nói.

Napoléon là một ví dụ điển hình cho việc thực hiện những gì đã hứa hẹn. Điều này tạo ra sự tin tưởng tuyệt đối của người dân đối với ông và khiến họ trung thành và sẵn sàng theo ông bất cứ khi nào cần thiết. Việc áp dụng cách này trong quản lý kỳ vọng của nhân viên cũng là một cách hiệu quả để đạt được thành công.

Bài học về lãnh đạo số 5: Thừa nhận rằng bạn không thể làm mọi thứ một mình

Thực tế phải khẳng định rằng, cho dù chiến thuật của Napoléon có hay ho đến đâu thì ông cũng không thể thắng trận nếu chỉ có một mình. Ông bắt buộc phải nhờ đến sự giúp đỡ của rất nhiều người khác. Chiến thắng và thành công đôi khi chỉ được gọi tên bởi một người nhưng đằng sau thành công đó luôn có một đội nhóm đi cùng theo.

Napoléon có một quan điểm, đặc biệt sau khi có được sự giúp đỡ từ mọi người: ông luôn thể hiện sự cảm ơn tới họ. Dù là Napoléon nói ra bằng lời hay trả lính của ông tiền bạc mà ông đã có được, hoặc cả khi ông gắn những huy chương trên áo của những người lính, ông chưa bao giờ quên nói lời cảm ơn tới những người đã có sự đóng góp.

Bài học về lãnh đạo số 6: Hãy khác biệt 

Trong thời bình hay thời chiến, trong chiến trường hay trong thương trường những người thành công luôn có sự khác biệt so với những người còn lại. Các nhà lãnh đạo vĩ đại nhất đã làm được điều này bằng việc hoàn thành những công việc khó khăn rất xuất sắc nhờ thực hiện theo những kim chỉ nam bất di bất dịch sau :

Làm mọi thứ khác đi. Phá vỡ các quy tắc và đi ngược lại với những kỳ vọng. Napoléon trở thành một chính trị gia xuất sắc chính bởi vì ông không bao giờ ngại thực hiện một điều gì đó mới mẻ và khác biệt.

Napoléon từ chối việc tuân theo các tiêu chuẩn, ngay cả trong cách ông cùng những tướng lĩnh của mình chiến đấu. Nhiều khi, những mưu kế chiến thuật được ông sử dụng trong trận chiến còn khiến các tướng sĩ của ông hoang mang nhưng đó lại là những chiến thuật hết sức tuyệt vời.

Bài học về lãnh đạo số 7: Tôn trọng nhân viên của bạn 

Tôn trọng sẽ đổi lại được sự tôn trọng. Đó là mối quan hệ 2 chiều và có đi có lại. Cho dù ở vị trí cao nhất nhưng Napoléon vẫn dành sự tôn trọng của mình dành cho các chỉ huy và binh lính.

Kể cả đối với người lính có vị trí thấp nhất trong quân đội cho đến người có cấp bậc cao, thì điều khiến người đời phải một lần nữa nghiêng mình kính nể chính là Napoléon đều tôn trọng và đối xử với họ công bằng như con người đối với con người chứ không phải một vị tướng quân đối với nô lệ .

Sự tôn trọng và trung thành của binh lính dành cho ông mà Napoléon đã xây dựng được một quân đội bất khả chiến bại. Không chỉ thế, ông còn nhận được sự tận tâm của thần dân mình khiến họ cống hiến hết mình hết sức để đạt được khát khao chiến thắng và vinh quan trong mọi trận chiến.

Bài học về lãnh đạo số 8: Giao tiếp với nhân viên bằng mắt

Giao tiếp bằng mắt là một điều rất đơn giản để làm, nhưng không có nhiều người quản lý có thể làm. Khi giao tiếp với người nào đó, chúng ta nên nhìn thẳng vào mắt họ để thể hiện sự tự tin của bạn thân, thể hiện sự thật lòng của mình đối với họ. Và ngược lại, người nghe cảm thấy mình được tôn trọng. Nhìn vào đôi mắt, ta có thể đoán được phần nào tính cách và tâm lý của người đối diện. Đây cũng là một trong số những cách nhìn người của người lãnh đạo.

Bài học về lãnh đạo số 9: Học cách kiểm soát cơn giận của bạn

Kẻ thù lớn nhất của sự khôn ngoan chính là sự giận dữ. Giận dữ khiến con người ta mất kiểm soát và có những hành động sai lệch. Đã là nhà lãnh đạo đứng đầu không thể để sự tức giận kiểm soát quyết định và hành động.

Napoléon luôn giữ được cái đầu lạnh nhờ kiểm soát được cảm xúc và làm chủ được cơn giận của mình kể cả khi trên chiến trường, nơi mọi quyết định – thậm chí là quyết định nhỏ nhất – cũng có thể quyết định được sự sống và cái chết.

Bài học về lãnh đạo số 10: Hãy tôn trọng thời gian hữu hạn của bạn

Thời gian sẽ không vì bất cứ ai bất cứ lý do gì mà dừng lại, do vậy tôn trọng thời gian là đang tôn trọng chính mình. Napoléon là một nhà quản lý dự án rất xuất sắc, ông cho thấy sự hiệu quả trong công việc tuyệt vời từ việc sắp xếp.

Sự quản lý thời gian xuất sắc này cũng thể hiện rõ trong việc ông biết cách giải quyết những việc chính cần thiết nhất. Trong vô vàn những công việc cần làm, ông biết việc nào quan trọng hơn và sắp xếp nó lên trên để giải quyết, những việc còn lại có thể bỏ qua hoặc để lại để giải quyết sang một ngày khác.

Bài học về lãnh đạo số 11: Không bao giờ ngừng học hỏi 

Bài học này có giá trị xuyên thời gian. Trở thành nhà lãnh đjao rồi không có nghĩa là bạn không cần học hỏi và thu nạp thêm kiến thức. Kiến thức không bao giờ là đủ và nó có thể thay đổi theo thời gian. Nếu lười biếng không chịu cập nhật và học hỏi, bạn sẽ tự đào thải chính bạn.

Trong dự án xây dựng Bộ luật Napoléon, mặc dù ông đã giao nhiệm vụ cho các cá nhân xuất sắc, nhưng ông vẫn tham gia các cuộc họp và khiến mọi người kinh ngạc bởi sư nắm bắt của ông về tất cả các chi tiết trong buổi họp của dự án này. Đây là bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy, ngay cả ở đỉnh cao quyền lực thì với tư cách là một nhà lãnh đạo, Napoléon không bao giờ ngừng học hỏi.

 

Chia sẻ

Đăng ký để nhận

Quà tặng
01 giờ huấn luyện
cùng các chuyên gia

Giỏ hàng

0
image/svg+xml

No products in the cart.

Continue Shopping