CẨM NANG XÂY DỰNG MÔ HÌNH: LẤY KHÁCH HÀNG LÀM TRUNG TÂM

Nội dung

Nếu như ở bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về khái niệm và tầm quan trọng của quy trình lấy khách hàng làm trung tâm. Ở bài viết này, ActionCOACH Doanh Chủ sẽ chỉ ra cho các bạn những phương pháp hiệu quả nhất; để xây dựng quy mô hình này một cách bài bản. 

1. LẤY KHÁCH HÀNG LÀM TRUNG TÂM: ĐẶT CÂU HỎI

Trước khi bắt đầu quy trình lấy khách hàng làm trung tâm; nhân viên bán hàng cần phải nỗ lực để hiểu được tệp khách hàng tiềm năng của Doanh nghiệp. Do đó, điều quan trọng hàng đầu là sử dụng các câu hỏi chứ không phải một chiêu trò bán hàng.

Thay vì “thuyết trình” một bài bán hàng một cách máy móc; hãy trò chuyện dựa trên nhu cầu và trải nghiệm cá nhân của khách hàng. Mẹo tâm lý ưu tiên khách hàng này là vũ khí bí mật của 82% nhân viên bán hàng hàng đầu.

2. LẤY KHÁCH HÀNG LÀM TRUNG TÂM: MỔ XẺ INSIGHT 

Thông qua những thông tin thu thập được từ khách hàng, nhân viên bán hàng nên bắt đầu phân tích những gì khách hàng muốn và “nỗi đau” cụ thể của họ là gì. Hãy nhớ rằng cốt lõi của việc lấy khách hàng làm trung tâm hoàn toàn không phải là bán hàng; nó là giải quyết vấn đề cho khách hàng.

Để cung cấp một giải pháp toàn diện, trước tiên cần tìm hiểu và đánh giá nhu cầu của khách hàng. Tập trung vào việc kiên nhẫn và tích cực lắng nghe; đồng thời cố gắng xác định gốc rễ vấn đề mà khách hàng cần giải quyết.

3. CUNG CẤP LỰA CHỌN PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU

Khi đã nắm được mục tiêu của khách hàng; nhân viên bán hàng có thể dẫn dắt câu chuyện sang giải quyết vấn đề. Khi cảm thấy khách hàng đã sẵn sàng; hãy quảng cáo sản phẩm/dịch vụ theo hướng giải quyết trực tiếp những khó khăn riêng của khách hàng.

Bằng cách xây dựng tầm nhìn khái quát về nhu cầu, tính cách của khách hàng; nhân viên bán hàng có thể truyền đạt hiệu quả hơn giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của Doanh nghiệp. Thay vì làm nổi bật các tính năng cụ thể, hãy nhấn mạnh các lợi ích cho khách hàng. Cho khách hàng thấy cách họ sẽ tiết kiệm thời gian, tiền bạc và năng lượng ra sao. Và quan trọng hơn, hãy làm nổi bật cảm xúc của họ sau khi sản phẩm/dịch vụ của bạn đã giải quyết được “nỗi đau” của họ.

4. TRAO QUYỀN CHO KHÁCH HÀNG

Với mô hình lấy khách hàng làm trung tâm, nhân viên bán hàng được khuyến khích ưu tiên xây các mối quan hệ và chỉ bán hàng vì lợi ích của khách hàng.

Sự “ưu ái” này cũng giúp phá lớp phòng thủ tự nhiên của khách hàng trong các cuộc gọi hoặc phiên bán hàng. Khách hàng cảm thấy thẳng thắn và thoải mái hơn khi đưa ra quyết định nếu nhân viên bán hàng đóng vai trò như một “người bạn” hơn là một nguồn áp lực.

 

5. CUNG CẤP SỰ HỖ TRỢ LIÊN TỤC

Hãy nhớ rằng trải nghiệm của khách hàng không chỉ kết thúc ở việc bán hàng. Mô hình lấy khách hàng làm trung tâm có hiệu quả vì nó tạo ra mối liên kết giữa con người với nhau; vượt qua giao dịch kinh doanh.

 

Tiếp tục nuôi dưỡng những mối quan hệ này bằng những dịch vụ khách hàng tuyệt vời. Luôn sẵn sàng trả lời, giải quyết bất kỳ câu hỏi, vấn đề của khách sau bán hàng; hỗ trợ quá trình giới thiệu và duy trì mối quan hệ cơ bản.

Cung cấp trải nghiệm WOW trên sự mong đợi của khách hàng không chỉ giúp Doanh nghiệp có thêm những lời giới thiệu; nó còn giúp xây dựng lòng trung thành và tạo niềm tin cho khách hàng ở mọi giai đoạn trong hành trình của họ.

LỢI ÍCH LÂU DÀI CỦA MÔ HÌNH LẤY KHÁCH HÀNG LÀM TRUNG TÂM

Bằng cách đặt khách hàng lên hàng đầu ở mọi giai đoạn; mô hình này cho phép các doanh nghiệp tăng chuyển đổi; chốt nhiều giao dịch hơn và xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng tiềm năng.

Thực hiện kỹ thuật này có thể mất một chút thời gian để đội ngũ bán hàng làm quen. Nhưng nhìn về lợi ích lâu dài thì điều này rất đáng để đầu tư.

 

Chia sẻ

Đăng ký để nhận

Quà tặng
01 giờ huấn luyện
cùng các chuyên gia

Giỏ hàng

0
image/svg+xml

No products in the cart.

Continue Shopping