Chuyển dịch hệ sinh thái từ EGO sang ECO

Mọi thứ vẫn đang vận hành theo Định Luật

Một cái hắt hơi ở Vũ Hán, rồi hàng trăm triệu người bị ốm. Nhiều người tự hỏi, có phải chúng ta đang đối xử với mẹ Trái đất không tốt, nên mẹ trái đất bị ốm hay không?

Việc con người chúng ta tận khai thác trái đất, bao gồm tài nguyên đã khiến biến đổi khí hậu, toàn cầu nóng lên mỗi thập kỷ tăng 0,3 độ C, cháy hơn 2 triệu ha rừng Amazone, cháy rừng ở Australia 1 tỷ động vật bị chết, sự tan băng ở Bắc và Nam cực, giải phóng những loại virut nguy hiểm vốn đang bị đóng băng hàng ngàn năm nay. Nước biển dâng lên, khiến các đảo dần biến mất, các thành phố bị ngập lụt nặng trong đó TP Hồ Chí Minh,…Châu Âu lũ lụt bất thường…

Zalo

Theo định luật nhất thể hóa, mọi thứ trong vũ trụ của chúng ta đều được kết nối với nhau. Bất cứ điều gì chúng ta nghĩ, tin, nói, lựa chọn, hành động đều tác động đến thế gian và toàn thể vũ trụ của chúng ta. Một định luật khác, luật Nhân quả cho chúng ta biết rằng mọi suy nghĩ và hành động đều có phản ứng tương ứng.

Những biến động lớn trong 2 năm nay, với những sự thách thức trải rộng trên toàn thế giới, chắc hẳn khiến chúng ta suy ngẫm đôi chút, “chúng ta đã làm gì/và không làm gì để điều đang diễn ra, diễn ra?”. Nhiều người nghĩ vậy, trong đó có tôi.

Tôi tự hỏi, giả dụ nếu ai đó nói với ông Donald Trump hồi ấy, “nếu không ký nghị định thư Kyoto, chống biến đổi khí hậu, thì vài năm sau có nCovi”, thì lúc đó ông ấy có nghĩ lại không nhỉ?

Xu hướng dịch chuyển hệ sinh thái từ EGO sang ECO

Đừng có chỉ nghĩ trách nhiệm với môi trường là việc của ai đó, nước giàu nào đó, chứ nghèo còn chưa đủ ăn, sức đâu mà quan tâm. Trách nhiệm gìn giữ môi trường là của mỗi người, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia, chứ không chỉ riêng của ai.

Thật may mắn, trong 6 xu hướng dịch chuyển mô hình kinh doanh gần đây trên thế giới, có 1 xu hướng chuyển dịch sang hệ sinh thái, từ EGO sang ECO .

Zalo

Từ mô hình EGO con người trên hết, ở cao nhất của tháp muôn loài, là chúa tể ghê ghớm nhất, nắm quyền sinh sát muôn loài, nắm quyền sinh sát và thượng tôn, tư duy sử dụng và vứt bỏ.

Xu hướng mới đã dịch chuyển sang mô hình ECO , con người sống trong hệ sinh thái của muôn loài, hài hòa hơn với môi trường và thiên nhiên. Vì lợi ích của muôn loài, hệ thống mở, chia sẻ, sử dụng và tái tạo mọi thứ.

Ở các nước phát triển, con người rất chú trọng đến môi trường. Hà Lan một quốc gia phát triển, khi tôi có dịp sang đó cách đây 10 năm thì hầu hết người dân đi làm bằng xe đạp, xe đạp khắp nơi, vừa khỏe người vừa sống xanh.

Hay ở Đức, khi đi siêu thị mua đồ mà không mang theo túi, bạn sẽ phải trả khá nhiều tiền để mua túi ni lông đựng đồ. Ở Bỉ, mua một ít mận tươi để ăn, được gói bằng túi giấy rất thân thiện. Ống hút ở các quán café đã là các loại ống giấy hoặc bột ngô. Rồi ở Hàn Quốc, mọi người rất nghiêm túc phân loại rác có thể tái chế.

Các hãng bay đến Châu Âu phải nộp phí khí thải (rất đắt, theo loại tàu bay). Và các nhà sản xuất tàu bay buộc phải sản xuất loại thế hệ mới, nhẹ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Nhưng không chỉ là ở nước phát triển mới vậy, ở Ấn Độ, không biết có phải do tôn giáo hay không, mà thiên nhiên vô cùng tươi đẹp và được bảo tồn, chim chóc, khỉ, hươu nai, hoẵng, công ở khắp nơi. Trên đường xa lộ, thỉnh thoảng bọn thú hoang dã lại nhảy phắt qua đường.

Hãy nhìn bức ảnh có thật về những vòng tròn xanh dưới đây, có ai định nghĩa thiên đường là một ngôi nhà đẹp và xung quanh là hoang mạc cằn cỗi? Chỉ có thể định nghĩa thiên đường với màu xanh của cỏ cây …

Zalo

Trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội không còn là một từ ngữ xa lạ hiện nay, nó bao hàm cả trách nhiệm của cá nhân, doanh nghiệp và cả trách nhiệm quốc gia.

Là trách nhiệm của Nhà nước, có chính sách thúc đẩy thân thiện môi trường/hạn chế mạnh vào việc không thân thiện, ô nhiễm môi trường, định hướng doanh nghiệp theo hướng ECO.

Là trách nhiệm của phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông, giúp giáo dục người dân có thói quen tiết kiệm, phân loại và tái chế, tôn trọng môi trường sống.

Trách nhiệm cá nhân đó là ý thức tôn trọng môi trường sống, biết đủ.

Trách nhiệm của doanh nghiệp, các nhà phát triển bất động sản, là tạo ra môi trường sống xanh gần gũi, bảo tồn và hài hòa với thiên nhiên. Nhà sản xuất, làm ra các sản phẩm tốt cho sức khỏe, tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, xử lý nước thải trả lại môi trường cá có thể sống. Nhà bán lẻ giảm thiểu túi ni lông, và thậm chí ảnh hưởng ngược lại nhà sản xuất với bao bì thân thiện theo yêu cầu…giáo dục người dân có thói quen tốt.

Hiện nay các doanh nghiệp lớn rất tập trung vào truyền thông thương hiệu thông qua khía cạnh trách nhiệm xã hội. Điều này khiến công chúng và khách hàng yêu quí thương hiệu hơn. Cũng là cách để giáo dục công chúng cùng có trách nhiệm hơn. VinGroup với việc phát triển công nghệ xanh “tương lai là sống xanh”, hỗ trợ tài chính trang thiết bị đẩy lùi dịch bệnh, Thaco tặng xe tiêm phòng lưu động….Hơn ai hết, họ hiểu định luật, môi trường xung quanh khỏe, công việc kinh doanh của họ mới khỏe.

Zalo

Lời bài hát từ bé cứ vang bên tai tôi “Trái đất này là của chúng mình…”

 

Nguồn: Coach Thu Ngô Nhà Huấn Luyện Doanh Nghiệp tại ActionCOACH Doanh Chủ Firm.

Chia sẻ

Đăng ký để nhận

Quà tặng
01 giờ huấn luyện
cùng các chuyên gia

Giỏ hàng

0
image/svg+xml

No products in the cart.

Continue Shopping