ĐỊNH HÌNH NỀN KINH TẾ 2023: ĐỔI MỚI ĐỂ ĐỘT PHÁ

Nền kinh tế thế giới hiện nay đang đè nặng lên đôi vai của các chủ doanh nghiệp. Một trong những thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay là phát triển bền vững trong một môi trường thay đổi nhanh, vô cùng năng động và khó dự đoán.

Điểm qua những chỉ số tài chính của các doanh nghiệp trong 2 năm 2021-2022 cho thấy, những cải thiện năng lực quản trị, tăng trưởng của doanh nghiệp đã mang đến diện mạo mới cho nền kinh tế.

Theo dõi số liệu trên sàn chứng khoán có thể thấy ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 15,4%; bảo hiểm ngân hàng 11,6%; sản xuất kim loại – 8,3%; khoa học công nghệ 6,5%; bất động sản 6%. Các ngành có quy mô các doanh nghiệp tăng đột biến bao gồm: thương mại, bất động sản, xây dựng dân dụng, sản xuất vật liệu phi kim, chế biến thực phẩm, môi trường, logistics.

Tiềm năng của nền kinh tế từ đại dịch

Bức tranh tổng quát của nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua vẫn có nhiều dấu hiệu tích cực. Điều này chứng tỏ rằng khả năng chống chịu với những khó khăn do bệnh dịch, thiên tai gây ra của các doanh nghiệp Việt Nam là khá tốt, đó cũng là động lực để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng.

Có thể coi dịch bệnh đã tạo lên thử thách để làm sáng lên tiềm năng của các doanh nghiệp Việt. Đây cũng là một cơ hội cần thiết để chúng ta ngồi lại, chiêm nghiệm về nền kinh tế và thế giới. 

Từ những báo cáo của WEF, có thể phân nhóm các quốc gia được khảo sát thành 3 nhóm theo nguồn lực để phát triển. Trong đó, các nền kinh tế phát triển dựa trên sáng tạo luôn là nhóm dẫn đầu, và các nền kinh tế dựa vào nguồn lực tự nhiên khó có thể vượt quá mức trung bình. Theo WEF, Việt Nam được xếp vào top đầu nhóm các quốc gia phát triển dựa trên nguồn lực. Qua đó các doanh nghiệp Việt có thể đúc rút được: “nguồn lực” quan trọng cần khai thác là con người và sáng; và tạo là con đường cần lựa chọn.

Tầm nhìn mới của doanh nghiệp

Trong nhiều năm nghiên cứu thực tế trên một số doanh nghiệp thành công của ActionCOACH Doanh Chủ cho thấy: cách tư duy đột phá có thể mang lại một tầm nhìn khác biệt so với cách tiếp cận truyền thống; trong đó việc kinh doanh không còn bị thách thức bởi những vấn đề cơ bản như vốn, thị trường/quy mô hoặc cơ hội phát triển; nguồn lực sử dụng thay đổi và việc khai thác nguồn lực cũng thay đổi; cơ hội phát triển được mở rộng, khả năng tiếp cận với kinh tế thế giới nhanh hơn, dễ dàng hơn.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay là phát triển bền vững trong một môi trường thay đổi nhanh, vô cùng năng động và khó dự đoán. 

Ở phương diện quốc gia, phát triển bền vững dựa trên 3 trụ cột: Kinh tế – Xã hội – Môi trường, đặt nền móng cho việc phát triển cách tiếp cận về kinh doanh bền vững trên cơ sở 3 trụ cột: Công nghệ – Nhân lực – Quản lý. Khái niệm “Môi trường” cũng được mở rộng để bao hàm cả 2 phạm trù: Môi trường Kỹ thuật gồm Hệ thống công nghệ và Môi trường Quản lý với các Hệ thống tổ chức và Chính sách quản lý điều hành. Trong khi Công nghệ số và Chuyển đổi số có thể giúp cải thiện môi trường kỹ thuật; thực tế đã chứng minh tiến bộ KHCN không giúp nâng cao năng suất. Tất cả phụ thuộc nhân tố “con người”!

Liên quan đến con người, thay vì quan tâm đến cá nhân và năng suất cá nhân, nhiều nghiên cứu chỉ ra vai trò nhóm/tập thể và năng suất hợp tác (collaborative productivity) mới là “chìa khóa” để tạo sự đột phá. Điều đó làm cho sự hợp tác trở nên có ý nghĩa rất lớn và làm thay đổi cách tiếp cận trong quản lý. Cùng với điều đó, xuất hiện những nguồn lực mới đối với doanh nghiệp cần khai thác; đó là vốn xã hội nhấn mạnh vào lòng in, sự hợp tác, thống nhất trong hành động. Đồng thời tiến bộ trong lĩnh vực CNTT đã cung cấp một phương tiện hữu hiệu cho người quản lý được gọi là vốn tổ chức nhấn mạnh việc tăng cường lưu chuyển thông tin cho việc ra quyết định trong tổ chức.

 

Chia sẻ

Đăng ký để nhận

Quà tặng
01 giờ huấn luyện
cùng các chuyên gia

Giỏ hàng

0
image/svg+xml

No products in the cart.

Continue Shopping